Hiểu về IATF 16949 và Áp dụng trong thực tế

Tiêu chuẩn IATF 16949 

IATF 16949 là tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, trong đó bao gồm yêu cầu đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. 

 

Phiên bản trước đó, ISO/TS 16949 được chuẩn bị bởi International Automotive Task Force (IATF) và Japan Automobile Manufacturer Association, Inc. (JAMA) với sự hỗ trợ của tiểu ban TC 176, Quản lý chất lượng và Đảm bảo chất lượng. Phiên bản 2002 thay thế phiên bản thứ nhất năm 1999 (ISO/TS 16949 :1999). Sau đó, tiêu chuẩn được sửa đổi lần thứ ba năm 2009, và gần đây nhất là phiên bản IATF 16949:2016 được IATF ban hành tháng 10 năm 2016.   tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

I. MỤC TIÊU CỦA TIÊU CHUẨN IATF 16949

Mục tiêu của tiêu chuẩn này là phát triển một hệ thống quản lý chất lượng, nhắm tới sự cải tiến liên tục, nhấn mạnh đến việc ngăn ngừa sai lỗi, giảm sự biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung cấp / Tư vấn Đào tạo iatf 16949

Tiêu chuẩn kỹ thuật này cùng với các yêu cầu cụ thể của khách hàng tạo thành các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp muốn áp dụng tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn kỹ thuật này muốn loại bỏ sự đánh giá chồng chéo và đưa ra cách tiếp cận chung trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô và cung cấp sản phẩm phục vụ công nghiệp ô tô  / Tư vấn Đào tạo iatf 16949  tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH IATF 16949

Dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000 :1987 (ban hành năm 1987), Hiệp hội ô tô, các hãng ô tô lớn của các quốc gia Châu Âu và Mỹ đã đưa ra các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. Trong đó phải kể đến VDA 6.1 (Đức), AVSQ (Ý), Big Three: Ford, Chrysler & General Motor  với tiêu chuẩn QS 9000 (Mỹ), và EAQF (Pháp)  / Tư vấn Đào tạo iatf 16949

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau thì các nhà cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi buộc phải tuân thủ các yêu cầu khác nhau  / Tư vấn Đào tạo iatf 16949

Từ thực tế này xuất hiện nhu cầu tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau thành một tiêu chuẩn mang tính quốc tế cho ngành công nghiệp ô tô và loại bỏ sự đánh giá chồng chéo. Các tổ chức có tên dưới đây đã cùng tham gia để đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 16949: ISO(International Organisation for Standardisation), IATF (International Automotive Task Force), AIAG (Automotive Industry Action Group),ANFIA (Associazione Nationale Français Industrie Automobilistiche), CCFA (Comité des Constructeurs Français d’Automibiles), FIEV(Fédération des Industries des Equipments pour Véhicules), SMMT LTD (Society of Motor Manufacturers and Traders LTD), VDA(Verband Der Automobilindustrie E.V.), TC 176 (Technical Committee 176)

Phiên bản đầu tiên của IATF (ISO/TS 16949) được ban hành vào năm 1999 và gọi là ISO/TS 16949:1999. Phiên bản thứ nhất này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:1994. Sau ba lần sửa đổi (năm 2002, 2009, 2016), phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:2015  / Tư vấn Đào tạo iatf 16949   tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools

III. CẤU TRÚC TIÊU CHUẨN IATF 16949 / VDA 6.1

Đến nay, phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9000:2015 nên IATF 16949 cũng có câu trúc 10 chương: 

1)   Phạm Vi

2)   Tài liệu tham khảo

3)   Thuật ngữ & định nghĩa

4)   Bối cảnh của tổ chức

5)   Lãnh đạo

6)   Hoạch định

7)   Hỗ trợ 

8)   Điều hành

9)   Đánh giá kết quả hoạt động

10) Cải tiến 

 

tu-van-tieu-chuan-iatf-16949

tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools

 So sánh với nó, trước kia, phiên bản cũ ISO/TS 16949:2009 được xây dựng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9000:2008 nên ISO/TS 16949 cũng được chia thành 8 chương chính, trong đó:

  1)   Phạm vi 

  2)   Tài liệu tham khảo

  3)   Thuật ngữ & định nghĩa

  4)   Hệ thống quản lý chất lượng

  5)   Trách nhiệm của lãnh đạo

  6)   Quản lý nguồn lực

  7)   Tạo sản phẩm 

  8)   Đo lường, phân tích và cải tiến

    tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools

Trong tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009, các nội dung được đóng khung là các yêu cầu được lấy nguyên văn từ tiêu chuẩn ISO 9000:2008. Các nội dung nằm bên ngoài khung là các yêu cầu được bổ sung bởi International Automotive Task Force (IAFT) và được áp dụng riêng cho ngành công nghiệp ô tô.

Đối với hệ thống quản lý chất lượng đặc thù của ngành công nghiệp ô tô, bên cạnh những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/TS 16949, doanh nghiệp áp dụng còn phải kết hợp các yêu cầu riêng biệt của khách hàng vào hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Mỗi khách hàng đều có những yêu cầu riêng, trong đó nhiều khách hàng ban hành thành các sổ tay chính thức cho nhà cung cấp nhưng cũng có khách hàng không có sổ tay cho nhà cung cấp.

Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp khi áp dụng ISO/TS 16949  đều phải áp dụng nhuần nhuyễn 5 sổ tay do IATF ban hành chính thức bao gồm: APQP (Advanced Product Quality Planning), FMEA (Failure Modes and Effects Analysis), SPC (Statistical Process Control),MSA (Measurement System Analysis), PPAP (Production Part Approval Process).   tư vấn tiêu chuẩn VDA 6.1    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016  tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

IV. 5 công cụ cốt lõi (5Core Tool) được sử dụng trong IATF 16949 bao gồm:

  • FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) : Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
  • SPC (Statistical Process Control) : Kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê.
  • MSA (Measurement System Analysis) : Phân tích hệ thống đo lường
  • APQP (Advanced Product Quality Planning) : Hoạch định chất lượng trước khi sản xuất sản phẩm
  • PPAP (Production Part Approval Process) : Quá trình phê duyệt sản xuất.

tu-van-tieu-chuan-iatf-16949

  tư vấn tiêu chuẩn VDA 6.1    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016  tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

Như vậy, công cụ được sử dụng đầu tiên sẽ là APQP, sau đó là thiết kế sản phẩm, thiết kế quá trình (FMEA), đến SPC, MSA và cuối cùng là bộ hồ sơ PPAP.

1) Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao (Advanced Product Quality Planning and Control Plan - APQP) là một quá trình cho phép nhà sản xuất chứng minh rằng anh ta có thể thiết kế và sản xuất một sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu chính của APQP là giao tiếp hiệu quả, hoàn thành kịp thời các nhiệm vụ, giảm các vấn đề về chất lượng và giảm thiểu rủi ro liên quan đến chất lượng trong quá trình ra mắt sản phẩm. Các bước trong APQP là: tiền hoạch định hoặc xác định đầu vào (pre-planning or input), lập kế hoạch và định nghĩa (planning and definition), thiết kế và phát triển sản phẩm (product design and development), thiết kế và phát triển quá trình sản xuất (process design and development), xác nhận sản phẩm và quá trình sản xuất (product and process validation), và cuối cùng là đánh giá phản hồi và hành động khắc phục (feedback assessment and corrective actions).

2) Mô hình sai lỗi và phân tích tác động (Potential Failure Mode and Effects Analysis - FMEA) là một phương pháp để xác định và ưu tiên các mô hình sai lỗi khác nhau và kết quả ảnh hưởng. Rủi ro thể hiện mối quan hệ giữa các mô hình sai lỗi, tác động tiềm tàng của chúng và nguyên nhân gây nên sai lỗi. FMEA đã tự chứng minh là một công cụ đánh giá rủi ro có giá trị trong quy trình sản xuất và thiết kế, và một số điều chỉnh và biến thể trong phương pháp thậm chí đã được thực hiện để phù hợp hơn với các quá trình cụ thể; có 2 loại FMEA là FMEA cho thiết kế và FMEA cho quá trình sản xuất (DFMEA và PFMEA). Các thuật ngữ chính trong FMEA là:

- Mức độ nghiêm trọng (severity)- cho thấy mức độ nghiêm trọng của hậu quả của một mô hình sai lỗi cụ thể.

- Khả năng xảy ra (occurance) - cho thấy xác suất của một mô hình sai lỗi cụ thể xảy ra. Nó có thể dựa trên dữ liệu hiện có trong tổ chức, hoặc dựa trên kinh nghiệm hoặc ước tính của những người tham gia đánh giá.

- Khả năng phát hiện (detection) - cho thấy mức độ dễ dàng để xác định mô hình sai lỗi một khi nó đã xảy ra. Ví dụ, các lỗ hổng trong hình dạng vật lý của sản phẩm rất dễ phát hiện, nhưng một số trục trặc hoặc lỗi của bảng mạch có thể biểu hiện sau khi sản phẩm được giao cho khách hàng.

Dựa trên mức độ nghiêm trọng, khả năng xuất hiện và khả năng phát hiện, tổ chức xác định số ưu tiên rủi ro (RPN) cho từng mô hình sai lỗi và xác định các ưu tiên để thực hiện hành động để giảm thiểu rủi ro.

3) Phân tích hệ thống đo lường (Measurement System Analysis - MSA) là tập hợp của nhiều phân tích thống kê và phương pháp đánh giá tính biến thiên trong quá trình đo. Nó chủ yếu được sử dụng để xác định khả năng tồn tại của một phương pháp đánh giá hoặc đo lường để sử dụng trên một đặc tính của 1 sản phẩm cụ thể. MSA xem xét năm thông số riêng biệt là độ lệch, độ tuyến tính, độ ổn định, độ lặp lại và độ tái lập và hướng dẫn chấp nhận là “phần trăm của Lỗi so với dung sai” và “phần trăm lỗi đối với biến thể”.

4) Kiểm soát quá trình bằng công cụ thống kê (Statistical Process Control - SPC) là một phương pháp thống kê được áp dụng trong kiểm soát chất lượng và nó chủ yếu được sử dụng để giám sát và kiểm soát các quá trình. SPC có thể được áp dụng cho bất kỳ quá trình nào có thể đo được đầu ra và mục tiêu chính của nó là sản xuất càng nhiều sản phẩm phù hợp càng tốt với lãng phí tối thiểu do sự không phù hợp. Hai vũ khí chính của SPC là biểu đồ phân phối chuẩn (normal distribution) và biểu đồ kiểm soát (control chart).

Biểu đồ kiểm soát là công cụ phổ biến nhất và được cho là hiệu quả nhất của SPC. Mục đích của biểu đồ là chỉ ra các xu hướng hoặc các mẫu thu được trong quá trình sản xuất và cho phép tổ chức điều chỉnh quá trình sản xuất để làm giảm lãng phí và sự không phù hợp.

5) Quy trình phê duyệt sản xuất sản phẩm (hàng loạt) (Production Part Approval Process - PPAP) là một quá trình chứng minh rằng sản phẩm sản xuất ra đáp ứng mục đích thiết kế và yêu cầu ban đầu, và quá trình sản xuất có thể cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm đó. Kết quả của PPAP là một bộ tài liệu gọi là hồ sơ PPAP (PPAP package), tài liệu này cần được nhà cung cấp và khách hàng chấp thuận để chứng minh rằng các yêu cầu của khách hàng được hiểu, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng các yêu cầu và quá trình sản xuất có khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp.  tư vấn tiêu chuẩn VDA 6.1    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016  tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

📶📶📶  Đăng ký dịch vụ Tư vấn – Đào tạo – Chứng nhận tiêu chuẩn IATF 16949 : 2016 / VDA 6.1:

Quý khách hàng yêu cầu dịch vụ Tư vấn – Đào tạo – Chứng nhận tiêu chuẩn IATF 16949:2016 / VDA 6.1- Xin vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0912188830 hoặc Xác nhận thông tin mục "Bình luận" cuối bài viết để nhận thông tin chi tiết dịch vụ Tư vấn – Đào tạo – Chứng nhận tiêu chuẩn IATF / VDA  tư vấn tiêu chuẩn VDA 6.1    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016  tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

📶📶📶  Thông tin liên hệ :

🌐 Văn phòng ISC Certification - HaNoi: Tầng 6-7 Tower 3H2 – 130 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
🌐 Văn phòng ISC Certification - HCM: Số 611 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, Hồ Chí Minh
🌐 Văn phòng ISC Certification - DaNang: Số 260 Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng   tư vấn iatf 16949    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ VÀ CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP  –  ISC Cert

Hotline: 0912.188 830    Tell: +84. 024 3998 2132    Email:  iso@isc-cert.net     tư vấn tiêu chuẩn VDA 6.1    tư vấn hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 : 2016 tư vấn VDA 6.1  tư vấn tiêu chuẩn IATF  đào tạo 5 coretools 

Copyright: ISC-IATF Standard/18.Admin 

BÌNH LUẬN & ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ:
Thông tin và Yêu cầu của Bạn sẽ được chúng tôi phản hồi ngay qua Điện thoại và Email.
Trân trọng!

Quản lý chất lượng toàn diện TQM

Giới thiệu chungTừ 1950 đến nay hình thành rất nhiều quan điểm, ...

Đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 - ISO 45001:2018

Đánh giả rủi ro theo yêu cầu của OHSAS 18001 ...

Tiêu chuẩn quản lý An toàn - Sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018

Hàng năm, trên toàn cầu có hàng triệu người lao ...

Lean manufacturing - Sản xuất tinh gọn

Lean manufacturing: công cụ để tăng sự cạnh tranh của doanh ...

Áp dụng HACCP trong ngành thực phẩm

HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis Critical Control ...

Hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000/ FSSC 22000.

ISO 22000/ FSSC 22000 : 2018 là tiêu chuẩn hệ thống ...